hack la gi

Hack là gì? Bất kỳ máy tính nào trên Internet đều không an toàn

author
6 minutes, 7 seconds Read

Hack là gì? Bất kỳ máy tính nào trên Internet đều không an toàn-natutool

Hack natutool (tấn công máy tính) là khai thác lỗ hổng trong hệ thống máy tính cho các mục đích mà người dùng máy tính không biết và thường gây hại. Hệ thống máy tính có thể là hệ điều hành, phần mềm được cài đặt hoặc hệ thống người dùng.

Mỗi phút trên internet xảy ra rất nhiều vụ hack trên các máy tính được kết nối. Các máy tính bị tấn công thường nhiễm virus, trojan, worm… và chúng là nguyên nhân khiến máy tính bị hack. Nguyên nhân máy tính nhiễm các phần mềm độc hại này thường do người sử dụng có ít kiến thức khi truy cập internet.

Để ngặn chặn máy tính của bạn bị hack, bạn cần biết các phương thức tấn công chính của hacker. Để từ đó thiết lập các biện pháp ngăn chặn.

Nguyên nhân của các vụ hack

Gần như 100% các vụ hack đều xuất phát từ mục đích không tốt.

  • Lấy quyền truy cập hệ thống máy tính.
  • Ăn cắp thông tin (ví dụ như các tài liệu công ty, công thức sáng chế).
  • Thu thập thông tin cá nhân người dùng.
  • Ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản.
  • Làm gián đoạn hoạt động của một công ty, tổ chức.
  • Sử dụng tài nguyên hệ thống người dùng (virus đào bitcoin).

Các loại tấn công (hack)

Hệ thống máy tính sử dụng nhiều thành phần khác nhau. Từ phần cứng tới hệ điều hành, các phần mềm chạy trên hệ điều hành tới hệ thống mạng. Hacker có thể tấn công một trong các thành phần của hệ thống này khi nó có lỗ hổng có thể khai thác.

Sơ đồ hệ thống có thể bị hacker (Pirate) tấn công

Phân loại hack:

1. Tấn công vật lý: trường hợp này hacker có thể tiếp xúc với máy tính của bạn và thực hiện một số phá hoại.

  • Cắt điện.
  • Phá hủy phần cứng.
  • Lấy cắp ổ cứng lưu giữ liệu.
  • Lắp đặt thêm thiết bị theo dõi máy tính.
  • Giám sát truy cập mạng.

2. Tấn công giao tiếp:

  • Tấn công phiên.
  • Giả mạo nhận dạng.
  • Thay đổi tin nhắn.

3. Tấn công từ chối dịch vụ (DoS hay DDoS): tấn công nhằm phá vỡ hoạt động bình thường của dịch vụ. Có hai loại tấn công:

  • Khai thác các điểm yếu của giao thức TCP/IP.
  • Khai thác lỗ hổng phần mềm trên máy chủ.

4. Tấn công xâm nhập:

  • Port scanning.
  • Nâng cao quyền phần mềm: tấn công này khai thác lỗ hổng trong phần mềm được cài đặt. Nó gửi yêu cầu không được cài đặt, tạo ra hành vi bất thường, đôi khi dẫn đến quyền truy cập hệ thống bằng quyền ứng dụng. Tấn công bằng lỗi tràn bộ nhớ đệm sử dụng cách này.
  • Tấn công bằng virus, worm, trojan.

5. Kỹ thuật xã hội: hacker lừa người dùng bằng một website giống hệt website mà người dùng sử dụng. Khi người dùng cung cấp thông tin, những thông tin này bị hack. Lừa người dùng bằng cách giả mạo một tệp độc hại với tiêu đề hấp dẫn cũng sử dụng phương thức này.

6. Trapdoors: đây là những cửa sau (backdoors) ẩn trong một phần mềm cho phép người thiết kế ra nó truy cập trong tương lại.

Những phương thức hack ở trên có thể được khắc phục nhanh chóng, nhưng nó sẽ để lại hậu quả cho bạn. Để tăng mức bảo mật cho máy tính bạn nên sử dụng tường lửa, Windows Defender và các phần mềm diệt virus.

Cẩn thận trước hack

Khi thực hiện hack, hacker luôn đề phòng trước nguy cơ bị bắt. Đây là lý do các tin tặc sử dụng phương thức tấn công bounce attacks (tấn công trả lại). Tin tặc tấn công một máy tính thông qua một máy khác bằng cách sử dụng IP và sử dụng tài nguyên máy tính như email được trả lại. Điều này có thể khiến ai đó vô tình trở thành đồng lõa với tin tặc khi máy tính của người đó được tin tặc sử dụng để trả lại email.

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của mạng wifi, phương thức tấn công nay sẽ trở lên phổ biến hơn. Vì các mạng không dây không an toàn, tin tặc có thể ở gần đó và sử dụng mạng không dây để tấn công máy tính của bạn.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *