Kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ, mua laptop cũ

Kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ, mua laptop cũ

author
8 minutes, 3 seconds Read

Kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ, mua laptop cũ– natutool 

Giá máy tính hiện nay tuy đã giảm rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên với nguồn ngân sách của bạn không đủ để mua một chiếc máy tính mới mà vẫn đủ để phục vụ cho công việc của bạn. Thì giải pháp mua máy tính đã qua sử dụng là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro nếu bạn không biết cách kiểm tra máy trước khi mua. Quan trọng nhất bạn phải xác định được những cái gì cần thiết và không cần thiết trong máy tính mình định mua. Bài viết này, topthuthuat sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm khi mua máy tính cũ ưng ý và giảm thiểu tối đa rủi ro.

Kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ

1. Chọn địa điểm mua máy tính cũ, laptop cũ tin cậy

Có rất nhiều cách để bạn có thể có thông tin về chiếc máy tính có cấu hình phù hợp với mình. Bạn có thể tìm mua qua các trang mua bán trên mạng, các diễn đàn hoặc bạn bè giới thiệu.

Chọn địa điểm mua máy tính, laptop cũ tin cậy

Khi đến xem máy, bạn luôn phải mang theo số tiền tương ứng đã thỏa thuận từ trước. Vậy địa điểm rất là quan trọng để tránh tình trạng bị lừa, bị cướp. Nhà riêng hoặc quán cafe là những địa điểm lý tưởng để quá trình mua bán thuận lợi

2. Một chiếc USB

Bạn nên mang theo một chiếc USB để có thể kiểm tra các cổng USB của máy còn hoạt động được hay không. Kiểm tra xem khi bạn cắm vào máy có nhận dạng nhanh hay không. Tốc độ truyền tải dữ liệu có nhanh hay không….

Kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ, mua laptop cũ - hình 2

Ngoài ra, chiếc USB còn có thể chứa những phần mềm, ứng dụng giúp bạn kiểm tra máy như kiểm tra điểm chết trên màn hình, thời lượng pin, cấu hình máy,…

3. Kiểm tra ngoại hình máy

Khi mua máy tính cũ, xác định khó nhất là tỷ lệ của sản phẩm. Khi đọc các bài rao trên mạng, bạn có thể thấy người bán đăng ” mới 95%”,… nhưng đó chỉ là các con số ước tính không có cơ sở gì hết. Vậy nên bạn đừng tin vào những con số đó, hãy tự chính mình đánh giá để chắc chắn rằng số tiền mình bỏ ra là hoàn toàn hợp lý.

Bạn nên để ý đến khớp nối màn hình với thân máy. Ví dụ như một chiếc máy được chủ nhân dùng nhẹ nhàng, bảo quản tốt thì khớp này rất chắc chắn, không có hiện tượng lung lay. Ngược lại, nó sẽ rất phiền về sau với bạn: dễ hỏng cáp màn hình, khó khăn khi đóng mở,…

Kiểm tra toàn thể máy để chắc chắn rằng máy chưa từng bị rơi vỡ. Nếu có dấu hiệu đã từng bị rơi vỡ thì tốt nhất là bạn nên từ bỏ ý định mua.

Ngoài ra những linh kiện khác cũng phải được kiểm tra đảm bảo chúng còn hoạt động tốt.

4. Kiểm tra bàn phím laptop cũ

Thử gõ một đoạn văn bản để kiểm tra tất cả các phím có hoạt động tốt không. Thử các phím điều khiển đặc biệt của máy như tăng giảm độ sáng, âm lượng,… có đúng hay không.

Kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ, mua laptop cũ - hình 3

5. Kiểm tra pin

Pin và thời lượng pin khá là quan trọng. Vì thế bạn nên kiểm tra chắc chắn rằng mình có thể sử dụng một thời gian mà không cần phải cắm điện. Bạn ước lượng thời gian sử dụng pin hao hụt có nhiều không. Bạn có thể copy phần mềm kiểm tra pin và mức độ xả điện của pin như Battery Monitor.

6. Kiểm tra ổ đĩa quang

Bạn nên mang theo một chiếc đĩa CD để chắc chắn rằng ổ đĩa quang còn hoạt động tốt.

Thử khả năng ghi đĩa có nhanh hay không,…

7. Kiểm tra màn hình

Màn hình cũng cần được bạn kiểm tra kĩ trước khi mua. Vì quá trình sử dụng có thể bụi vào và làm chết một số điểm mà mắt thường rất khó có thể nhìn ra được. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách chuyển qua các màu trên màn hình. Nếu có điểm nào khác với điểm còn lại thì đó là điểm chết. Thường thì các điểm chết sẽ nằm ở các góc màn hình. Tuy nhiên nếu điểm chết nằm ở giữa màn hình thì có lẽ nên suy nghĩ lại xem có nên mua hay không. Nếu có nhiều điểm chết thì bạn nên từ bỏ ý định mua chiếc máy đó đi.

8. Kiểm tra cấu hình máy

Đây là khâu rất quan trọng khi mua máy tính cũ. Bạn nên chuẩn bị một vài phần mềm để kiểm tra hoặc kiểm tra thông số trực tiếp ở máy tính. Đảm bảo rằng cấu hình có đúng như người bán đã quảng cáo hay không.

Nếu người bán báo rằng máy còn nguyên bản chưa qua sửa chữa gì. Bạn hãy nhìn quanh máy, kiểm tra những con ốc xem có bị trầy xước hay không.

9. Kiểm tra ổ cứng

Đây là bước quan trọng nhất. Bạn nên chuẩn bị trước cho mình một số phần mềm để có thể biết được tình trạng ổ cứng máy. Tham khảo bài viết để tìm hiểu thêm về cấu hình của máy.

Nghe xem quá trình hoạt động, ổ cứng chạy có mượt không.

Nếu như đã kiểm tra tất cả các bước ở trên mà bạn cảm thấy chiếc máy tính mình định mua ổn. Thì bạn còn chờ gì nữa mà không mua luôn nó về. Còn nếu chưa ổn thì bạn hãy suy nghĩ kĩ xem có nên mua hay không.

Qua bài viết này, topthuthuat đã gửi đến các bạn những kinh nghiệm khi chọn mua máy tính cũ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn tìm mua được những chiếc máy hợp với công việc và túi tiền của mình nhất.

Bài viết có sử dụng tư liệu Internet.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *