ly-hon-thuan-tinh-la-gi-nhung-kien-thuc-can-biet

Ly hôn thuận tình là gì? Những kiến thức cần biết

author
9 minutes, 41 seconds Read

Ly hôn thuận tình là gì? Những kiến thức cần biết– natutool 


Trên thực tế có thể thấy, việc ly hôn hiện nay không còn là vấn đề quá xa lạ, thậm chí còn là chủ đề được rất nhiều những cặp vợ chồng đang trong quan hệ hôn nhân chú ý đến. Vậy, trong những cặp vợ chồng đó, có bao nhiêu cặp vợ chồng đã có thể hiểu rõ được bản chất của việc ly hôn? Đơn giản là việc hai bên có thể hiểu ly hôn thuận tình là gì? Để tiến ly hôn thuận tình cần những điều kiện gì? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Luật NQH Việt Nam giải quyết những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Ly hôn thuận tình là gì?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 giải thích thuật ngữ về “Ly hôn” có chỉ rõ:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Từ giải thích ở trên, có thể hiểu ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Và chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền thụ lý giải quyết ly hôn và ra phán quyết để chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Theo đó, tại Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định các trường hợp ly hôn bao gồm: Ly hôn thuận tình và Ly hôn theo yêu cầu của một bên (hay còn gọi là ly hôn đơn phương). Vậy, ly hôn thuận tình được hiểu như thế nào? Liệu các cặp vợ chồng đã thực sự hiểu thế nào là thuận tình ly hôn?

Để trả lời cho câu hỏi này, tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, có thể hiểu ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai bên vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Để tiến ly hôn thuận tình cần những điều kiện gì?

Từ khái niệm ly hôn thuận tình đã nêu ở trên, ta có thể thấy để giải quyết ly hôn theo thủ tục thuận tình cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Hai vợ chồng cùng tự nguyện đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên và cùng ký vào đơn ly hôn;
  • Vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
  • Vợ chồng đã có thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Theo đó, đối với một số trường hợp trên thực tế ta thấy, việc hai vợ chồng chỉ đồng ý ký vào đơn thuận tình ly hôn nhưng các vấn đề về tài sản, quyền nuôi con, vấn đề cấp dưỡng nuôi con vẫn còn đang tranh chấp, không đi đến được sự thỏa thuận chung thống nhất thì không thể giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình. Hay việc thỏa thuận đó không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con thì Tòa án sẽ có thẩm quyền đứng ra và giải quyết quá trình tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn.

Các bước tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn

Thủ tục thuận tình ly hôn cơ bản trải qua 4 bước chính. Trong quá trình giải quyết hai bên cần hợp tác với nhau để tiến hành thủ tục được nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên.

Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình

Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm các giấy tờ sau

  • Đơn xin ly hôn thuận tình (xem cách viết đơn ly hôn tại bài viết Cách viết đơn ly hôn của chúng tôi)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
  • CMND hoặc hộ chiếu (bản sao có công chứng)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng)
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có công chứng)
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (bản sao có công chứng)

Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

Một số lưu ý về hồ sơ giấy tờ ly hôn

  • Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết thì sử dụng mẫu đơn ly hôn của Tòa nơi đó (nếu có).
  • Trường hợp bị mất/ không có giấy chứng nhận kết hôn thì lên UBND nơi trước đây vợ chồng tiến hành đăng ký kết hôn để xin trích lục Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Sổ hộ khẩu/CMND của nguyên đơn, bị đơn nếu không có thì phải lên Công an UBND cấp xã xin xác nhận nhân thân là nhân khẩu hoặc sinh sống tại địa phương đó.
  • Giấy khai sinh của con nếu không có phải lên UBND nơi trước đây đăng ký khai sinh cho con để xin trích lục.

Nộp đơn xin ly hôn ở đâu?

Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang sinh sống. Đó có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú của vợ hoặc chồng.

Nộp án phí ly hôn thuận tình

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án dân sự. Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH án phí thuận tình ly hôn sẽ là 300.000 VNĐ. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí thì vụ việc của bạn sẽ được tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi Ly hôn thuận tình là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn ly hôn qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy Việt Nam để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *