server-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-may-chu-server

Server là gì? Những điều cần biết về máy chủ Server

author
12 minutes, 17 seconds Read

Server là gì? Những điều cần biết về máy chủ Server-natutool

Thuật ngữ Server không còn xa lạ đối với dân công nghệ thông tin. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến thuật ngữ này. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu server là gì natutool  và những điều cần biết về server.

1. Server là gì?

Server hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống bao gồm phần mềm và phần cứng máy tính giúp cung cấp các dịch vụ, tài nguyên và chức năng cần thiết cho các máy tính cá nhân khác có kết nối đến máy chủ.

Để hiểu hơn thì chúng ta có thể lấy ví dụ trong mạng nội bộ khi máy cùng làm việc và chia sẻ thông tin với nhau. Trong đó một máy sẽ đảm nhiệm việc lưu trữ và phân phối toàn các dữ liệu giữa các máy khác với nhau. Các máy còn lại chỉ cần truy cập và lấy tài nguyên của máy đó về sử dụng thì máy chịu trách nhiệm lưu trữ và phân phối chính là server hay còn gọi là máy chủ.

2.  Những điều cần biết về máy chủ Server

2.1 Vai trò của server đối với doanh nghiệp và người dùng

Vai trò của server đối với doanh nghiệp

  • Lưu trữ thông tin và giúp vận hành những phần mềm của doanh nghiệp.
  • Lưu trữ web hoặc chạy các phần mềm công nghệ
  • Đặc biệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn, cần có hệ thông ổn định thì việc sở hữu máy chủ chất lượng giúp tốc độ load trang website nhanh nhờ đó đáp ứng độ nhiều lượt truy cập mỗi ngày.
  • Giúp giảm tải khối lượng công việc cho nhân viên nhờ việc lưu trữ và quản lý thông tin đều được quản lý trên máy chủ
  • Giúp chạy ổn định các phần mềm của doanh nghiệp
  • Nâng cao vấn đề bảo mật các dữ liệu của doanh nghiệp

Vai trò của server đối với người dùng

Theo công ty thiết kế website và phần mềm Mona Media thì đối với người dùng là cá nhân, server cũng đóng vai trò lưu trữ và vận hành dữ liệu. Ví dụ những người thiết kế web trọn gói hoặc những cá nhân có website riêng thì hầu như bắt buộc phải thuê máy chủ hosting để lưu trữ các trang website, mỗi website có thể có một hoặc nhiều web server.

2.2 Các thành phần chính của server

Có bộ phận chính cấu thành nên một server hay còn máy chủ bao gồm: Mainboard server, CPU máy chủ, Ram, Chassis server, HDD server, Card RAID.

Mainboard server là một trong những thành phần chính của server

Cụ thể

  • Mainboard server: Đây là trung tâm của server và là mạch điện chính. Mainboard server giúp truyền dẫn và kết nối các thiết bị khác nhau trong máy. Bao gồm các khe sockets cho phép gắn thêm các kênh truyền dữ liệu, bo mạch phù, máy in….
  • CPU máy chủ: CPU viết tắt của Central Processing Unit. Là trung tâm điều hành của máy chủ và cũng một bộ phận quan trọng nhất của server. Nó được ví như là bộ não của hệ thống – là bộ xử lý trung tâm của máy chủ
  • Ram server: Ram quyết định khả năng xử lý được bao nhiêu chương trình cũng như lượng dữ liệu tại một thời điểm. Ram có hai loại chính là DDR (Double Data Rate) có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu và SDR (Single Data Rate. Ngoài ra Ram server còn giúp kiểm tra và sữa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra với các chi tiết nhỏ của hệ thống
  • Chassis server: Có vai trò bảo vệ các thiết bị phần cứng như CPU, HĐ, Ram… Chassis server có ba dạng là nằm ngang (Rack Mount,) và dạng đứng và dạng tháp (Tower server)
  • HDD server hay còn gọi là ổ cứng máy chủ: giúp lưu trữ dữ liệu dưới hình thức bộ nhớ ngoài, lưu trữ các phần mềm, hệ điều hành và dữ liệu của người dùng. Một server có thể gắn nhiều HĐ giúp tăng dung lượng lưu trữ nếu người dùng có nhu cầu. HDD dành cho máy chủ hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI có băng thông 600MB/s và sở hữu tốc độ vòng quay cao tương ứng với 10.000RPM nhờ đó giúp tăng tối đa tốc độ ghi hoặc đọc dữ liệu và kết nối hệ thống mạng LAN trong công ty
  • Card RAID: Đây là bộ phận giúp kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với các cơ chế sao lưu giúp dữ liệu luôn được an toàn khi bị lỗi hoặc có các trục trặc xảy ra

2.3 Sự khác biệt giữa máy chủ và máy tính để bàn

Rất nhiều người sẽ thắc mắc tại sao nên mua server (máy chủ) thay vị máy tính để bàn bình thường. Cùng phần biệt máy chữa và máy tinh để bàn nhé.

  • Máy chủ chữa nhiều vi xử lý mạnh mẽ, giúp hỗ trợ đã xử lý, đa lõi hơn so với máy tính để bàn
  • Server hỗ trợ bộ nhớ Ram nâng cao như DDR3, SDRAM giúp cung cấp hiệu suất tốt hơn và an toàn hơn so với máy bàn
  • Máy chủ hỗ trợ bộ nhớ cache lớn hơn trong CPU từ đó giúp truy cập vào dữ liệu nhanh hơn so với máy tính để bàn
  • Khả năng lưu trữ của máy chủ server lớn hơn rất nhiều so với máy tính để bàn
  • Máy chủ được sản xuất và tối ưu hoá các hoạt động 24/7 của tất cả các giờ trong ngay. Máy tính để bàn thì không thể làm được.
  • Máy tính để bàn hỗ trợ cho một người hoạt động lúc đó trong khi máy chủ server có thể hỗ trợ nhiều người sử dụng cùng lúc và người dùng truy cập nhiều và thường xuyên.
  • Máy chủ có quạt dự phòng làm mát mô – đun, nguồn điện dự phòng. Vì vậy hoạt động của máy chủ ít bị ảnh hưởng

2.4 Có bao nhiêu loại máy chủ

Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)

Thông thường có 3 loại máy chủ: máy chủ riêng, máy chủ ảo và máy chủ đám mấy. Cùng tìm hiểu chi tiết về 3 loại máy chủ này:

  • Máy chủ riêng (Dedicated): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như: CPU, RAM, HDD,…hay còn gọi là máy chủ vật lý. Nếu cần thay đổi cấu hình hoặc nâng cấp máy chủ riêng thì cần phải thay đổi phần cứng của máy chủ đó
  • Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): Máy chủ ảo có tính năng tương tự máy chủ riêng nhưng hoạt động dựa trên chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý. Đây là loại máy chủ được tạo thành khi sử dụng công nghệ ảo hoá. Nhờ đó mà máy chủ riêng được chia tách thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Ưu điểm của loại máy chủ này là nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình được thực hiện trực tiếp ngay trên phần mềm của hệ thống và thực hiện rất đơn giản.
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): Đây là loại máy chủ được xây dựng trên nền tảng điện toàn đám mây. Máy chủ đám mây là máy chủ kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau nhưng cùng hệ thông lưu trữ SAN. Ưu điểm của loại máy chủ này là các thiết bị có thể dễ dàng được nâng cấp trong quá trình sử dụng mà vẫn có thể hoạt động bình thường

2.5 Các lợi ích của máy chủ

Cùng tìm hiểu các lợi ích của máy chủ (server) dưới đây:

  • Máy chủ có khả năng bảo mật cao từ đó tránh được các cuộc tần công trên internet
  • Tài nguyên không bị hạn chế, không gian lưu trữ lớn, một lượng lớn truy cập cùng lúc
  • Có khả năng quản trị trực tiếp hoặc từ xa
  • Được cấu hình và cài đặt theo yêu cầu riêng
  • Giúp lưu trữ được một khối lượng dữ liệu lớn

2.6 Nên mua hay thuê máy chủ

2.6.1 Khi nào cần thuê máy chủ

Cần thuê máy chủ khi:

  • Muốn đảm bảo an toàn cho các dữ liệu, tập tin của ban, đảm bảo an toàn cho website
  • Muốn đảm bảo thông tin khách hàng của bạn được an toàn
  • Xử lý được lượng traffic lớn mà không gặp trực trặc nào.

2.6.2 Khi nào cần mua máy chủ

Việc mua máy chủ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể cần mua máy chủ khi:

  • Phù hợp với các công ty lớn, có nguồn tài chính ổn định
  • Công ty có nhu cầu lưu trữ lượng dữ liệu lớn
  • Cần có độ bảo mật cao để không làm lộ thông tin của doanh nghiệp hoặc của khách hàng
  • Đáp ứng nhu cầu đặt máy chủ ở data center đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo đường truyền mạnh và hỗ trợ kỹ thuật 24/7
  • Nếu bạn cần mua máy chủ Server hoặc mua Hosting để sử dụng hãy liên hệ với Mona Media – công ty thiết kế website và phần mềm chuyên nghiệp tại TPHCM

Trên đây là toàn bộ các thông tin về server hay còn gọi là máy chủ.  Hy vọng qua bài viết này các bạn nắm rõ được khái niệm server là gì và các thông tin cơ bản về server từ đó có thể hiểu và ứng dụng vào trong công việc. Chúc các bạn thành công!

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *